Hướng dẫn làm giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm ngân hàng
Số dư tài khoản và số dư khả dụng là hai trong số những thuật ngữ ngân hàng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về đặc điểm khác nhau của hai thuật ngữ này và biết cách kiểm tra tiền trong tài khoản nhanh chóng.
1. Số dư tài khoản (Account Balance) là gì?
Số dư tài khoản được hiểu là số tiền hiện tại có trong tài khoản tài chính, chẳng hạn như tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm hay tài khoản vãng lai. Theo đó, số dư tài khoản ngân hàng là số tiền bạn thực có trong tài khoản của mình khi chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hay số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản.
Số dư tài khoản ngân hàng thể hiện khoản tiền quý khách hiện có trong tài khoản và được cập nhật mỗi ngày một lần.
2. Số dư khả dụng (Available Account) là gì?
Số dư khả dụng được hiểu là số tiền mà chủ tài khoản có thể sử dụng bất cứ khi nào. Nhưng cần lưu ý, nếu quý khách chi tiêu vượt quá số dư khả dụng hiện tại, thì số dư thấu chi sẽ hình thành. Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ thẻ được cấp hạn mức thấu chi - là số tiền tối đa được chi vượt quá số dư có trên tài khoản thanh toán, đơn vị tính bằng đồng Việt Nam.
Công thức tính số dư khả dụng:
Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong toả (nếu có) – Số dư tối thiểu phải duy trì theo quy định của mỗi ngân hàng.
Trong đó:
Số dư tối thiểu là số tiền ngân hàng yêu cầu để duy trì tài khoản của khách hàng.
Số tiền phong tỏa là số tiền không thể sử dụng vì bị ngân hàng phong tỏa.
Hạn mức thấu chi là số tiền mà chủ thẻ được ngân hàng cho phép tiếp tục sử dụng khi tài khoản thanh toán của chủ thẻ còn 0 đồng trong hạn mức mà ngân hàng đưa ra ban đầu.
3. Số dư tài khoản và số dư khả dụng tại các ngân hàng có giống nhau không?
Số dư tài khoản và số dư khả dụng tuân thủ theo quy định của từng ngân hàng. Nói cách khác, số tiền sẵn có trong tài khoản để sử dụng của chủ tài khoản sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
Trong đó, số dư khả dụng sẽ phụ thuộc vào số dư tối thiểu mà ngân hàng giữ lại trong thẻ. Số dư này là số tiền tối thiểu khách hàng phải nộp lần đầu tiên khi mở tài khoản và duy trì trong suốt quá trình sử dụng.
Ví dụ: Khách hàng A có số dư tài khoản là 10.000.000 VNĐ, số dư nợ là 5.000.000 VNĐ. Ngân hàng có quy định số tiền tối thiểu trong tài khoản là 50.000 VNĐ.
Vậy số dư khả dụng = số dư tài khoản (10.000.000 VNĐ) - số dư tối thiểu (50.000 VNĐ) - dư nợ (5.000.000 VNĐ) = 4.950.000 VNĐ.
Hiện nay các ngân hàng có quy định số dư tối thiểu phổ biến nhất là 50.000 VNĐ. Một số ngân hàng không có quy định số dư tối thiểu như Ngân hàng Hong Leong Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với số dư khả dụng có thể bằng số dư tài khoản. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định và chính sách của từng ngân hàng để duy trì số dư tối thiểu thích hợp với nhu cầu sử dụng số tiền trong thẻ.
>> Có thể bạn quan tâm: Số tài khoản ngân hàng là gì và cách kiểm tra chính xác
4. Cách kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng nhanh chóng tại Ngân hàng Hong Leong
Dưới đây là những cách kiểm tra tiền trong tài khoản:
Cách kiểm tra tiền trong tài khoản trên điện thoại rất đơn giản, quý khách chỉ cần đăng nhập thành công trên ứng dụng di động Hong Leong Connect hoặc website https://www.hongleongconnect.com.vn/ là có thể xem số dư tài khoản.
Bên cạnh kiểm tra số dư tài khoản online, quý khách có thể mang thẻ đến các cây ATM trên toàn quốc để tra cứu bất kỳ lúc nào. Sau khi cho thẻ vào khe cắm và nhập mã PIN, bạn nhấn mục Sao kê số tài khoản. Lúc này, số dư trong tài khoản sẽ hiện ra. Khi tra cứu xong, bạn nhấn Thoát khỏi giao dịch để kết thúc.
>> Thông tin thêm: Sao kê ngân hàng là gì? Lợi ích, thủ tục và lưu ý nên biết
Cách kiểm tra tiền trong thẻ ATM chính xác là quý khách đến trực tiếp điểm giao dịch của Ngân hàng Hong Leong trên toàn quốc. Bạn chỉ cần mang theo CCCD/CMND bản chính để chứng thực tài khoản, giao dịch viên sẽ hỗ trợ tra cứu số dư ngân hàng hiện có trong tài khoản.
Ngoài 3 cách kiểm tra tiền trong tài khoản như trên, bạn có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc và hỗ trợ khách hàng của Hong Leong Việt Nam 1900 633 068 để yêu cầu nhân viên tra cứu nhanh chóng.
Bạn dễ dàng tra cứu số dư tài khoản trên ứng dụng ngân hàng, tại quầy giao dịch, cây ATM hoặc liên hệ tổng đài.
5. Câu hỏi thường gặp
Để hiểu hơn về số dư hiện tại và số dư khả dụng, bạn đừng bỏ qua các thông tin sau:
Về vấn đề số dư khả dụng có rút được không có quy định như sau:
Nếu khách hàng vẫn đang sử dụng thẻ thì không thể rút hết số dư tài khoản, trừ trường hợp số dư khả dụng bằng số dư tài khoản.
Nếu số dư tài khoản bằng 0 và sau một thời gian quy định, khách hàng không thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển tiền vào tài khoản thì ngân hàng sẽ tự động khóa.
Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng không có dư nợ tại ngân hàng và có nhu cầu đóng tài khoản và thẻ, khách hàng được phép rút hết số dư tài khoản. Điều này đồng nghĩa khách hàng không thể thực hiện các giao dịch khác tại ngân hàng như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,...
>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tài khoản ngân hàng bị khóa và cách mở
Số dư khả dụng bị âm là do số tiền bị phong tỏa nhiều hơn hoặc bằng số dư có trong tài khoản + Hạn mức thấu chi (nếu có) - Số dư tối thiểu.
Tình trạng này xảy ra do:
Chủ tài khoản gửi yêu cầu ngân hàng phong tỏa số tiền hoặc tạm khóa tài khoản.
Ngân hàng phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi khách hàng thực hiện giao dịch trên tài khoản; hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền có yêu cầu hoàn trả lại tiền.
Tài khoản của khách hàng có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật.
Ngân hàng nhận được thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản chung.
Ngân hàng nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (cơ quan Thuế, Tòa án, Viện Kiểm soát) về việc tạm khóa tài khoản.
Khi gặp trường hợp số dư khả dụng bị âm, chủ tài khoản không nên quá lo lắng, vì số tiền bị tạm khóa hay phong tỏa được ngân hàng bảo toàn và kiểm soát rất chặt chẽ. Lúc này, chủ tài khoản nên nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để tìm hiểu nguyên nhân và được hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.
Nhìn chung, mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về số dư tài khoản và số dư khả dụng. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về hạn mức tối thiểu để duy trì phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh trường hợp bị khóa tài khoản.
Các bài viết liên quan