Lãi suất bảo hiểm nhân thọ và những điều cần biết

 

 

Lãi suất bảo hiểm nhân thọ là gì và có giống với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng không là thắc mắc của khá nhiều khách hàng khi mới tham gia vào bảo hiểm nhân thọ. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu lãi suất của các công ty bảo hiểm nhân thọ là gì?

Lãi suất bảo hiểm nhân thọ là mức lãi suất được công ty bảo hiểm phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng khi kết thúc năm tài chính. Tùy theo quy định riêng của các công ty bảo hiểm mà lãi suất sẽ được áp dụng theo tỷ lệ và cơ chế khác nhau.

 

Lãi suất bảo hiểm nhân thọ được chia ra thành 3 loại là: lãi suất đảm bảo, lãi suất cam kết và lãi suất công bố. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có áp dụng lãi suất gồm bảo hiểm truyền thống có tham gia chia lãi và bảo hiểm liên kết đầu tư.

 

>> Bài viết liên quan: Các loại hình bảo hiểm nhân thọ phổ biến

 

1.1 Bảo hiểm truyền thống có tham gia chia lãi

Bên cạnh các quyền lợi như đáo hạn, tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn,... người tham gia còn nhận được lãi suất từ kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Đó được gọi là bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng.

 

Với bảo tức, khách hàng có thể yêu cầu rút trước một phần hoặc toàn bộ khoản bảo tức đã được công bố và tích lũy của hợp đồng bảo hiểm sau ngày kỷ niệm năm thứ 02 của hợp đồng. Trường hợp không yêu cầu rút trước, bảo tức sẽ được chi trả khi đáo hạn hợp đồng hoặc xảy ra sự kiện bảo hiểm (tai nạn, tử vong,...).

 

Với lãi chia cuối hợp đồng, người tham gia sẽ nhận được khoản lãi này khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (bệnh tật, tai nạn,...) hoặc đáo hạn hợp đồng.

 

>> Thông tin chi tiết:

 

1.2 Bảo hiểm liên kết đầu tư

Người tham gia sẽ nhận được quyền lợi từ kết quả kinh doanh của các Quỹ liên kết đầu tư gồm Quỹ liên kết chung hoặc Quỹ liên kết đơn vị. Trong đó chính sách chia lãi của mỗi Quỹ liên kết đầu tư sẽ khác nhau.

 

Quỹ liên kết chung sẽ có cam kết về mức lãi suất tối thiểu, tính rủi ro thấp. Còn Quỹ liên kết đơn vị thì không đảm bảo lãi suất tối thiểu, rủi ro cao đi cùng với khả năng sinh lời lớn.

 

Lãi suất bảo hiểm nhân thọ là gì

Bảo hiểm nhân thọ có áp dụng lãi suất cho người tham gia.

2. Lãi suất bảo hiểm nhân thọ khác lãi suất gửi tiết kiệm như thế nào?

Lãi suất của bảo hiểm nhân thọ và lãi suất gửi tiết kiệm có sự khác nhau vì bảo hiểm nhân thọ hướng đến mục đích bảo vệ nhiều hơn là tích lũy. Trong khi đó, gửi tiết kiệm lại mang tính chất gửi tiền để hưởng lãi suất, không có tính bảo vệ như bảo hiểm nhân thọ.

 

Dưới đây là bảng so sánh lãi suất của bảo hiểm nhân thọ và lãi suất gửi tiết kiệm:

 

Lãi suất bảo hiểm nhân thọ

Lãi suất gửi tiết kiệm

Định nghĩa

Là tỷ lệ phần trăm được công ty bảo hiểm chi trả vào giá trị tài khoản hợp đồng khi kết thúc năm tài chính.

Là tỷ lệ phần trăm ngân hàng thỏa thuận chi trả cho khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng.


Đặc điểm

Lãi suất sẽ được thông báo chính xác vào cuối mỗi năm tài chính của công ty bảo hiểm.

Lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo.

Mức lãi suất thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty bảo hiểm.

Lãi suất sẽ được thông báo cho mỗi chu kỳ trước khi khách hàng gửi tiền.

Lãi suất cố định trong suốt thời gian gửi tiền.

Lãi suất trong chu kỳ gửi không bị ảnh hưởng bởi thị thường và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3. Cách tính lãi suất bảo hiểm nhân thọ phổ biến hiện nay

Công thức tính lãi suất bảo hiểm nhân thọ cụ thể như sau:

 

3.1 Lãi chia hàng năm

Phí bảo hiểm của nhiều người tham gia bảo hiểm truyền thống có chia lãi sẽ được đưa vào Quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi. Công ty bảo hiểm sẽ mang Quỹ này đi đầu tư vào các kênh như trái phiếu, tiền gửi. Đó là những kênh đầu tư có tính an toàn cao và rủi ro thấp.

 

Mức lãi không phụ thuộc vào số tiền phí đã đóng, mà dựa vào kết quả đầu tư của Quỹ này cùng với những thay đổi của thị trường kinh tế & đầu tư. Do đó, mức chia lãi có thể chênh lệch và không giống với bảng minh họa quyền lợi ban đầu.

 

3.2 Lãi suất đầu tư

  • Lãi suất đầu tư ở bảo hiểm liên kết chung: Mức lãi suất sẽ phụ thuộc vào kết quả đầu tư của Quỹ liên kết chung, nhưng không thấp hơn lãi suất tối thiểu đã quy định trong hợp đồng. Do đó, lãi chia ở sản phẩm này thường có sự đảm bảo, tính rủi ro thấp.

     

  • Lãi suất đầu tư ở bảo hiểm liên kết đơn vị: Mức lãi suất sẽ dựa vào kết quả đầu tư của Quỹ liên kết đơn vị, không có lãi suất tối thiểu. Người tham gia sẽ phải chịu mọi rủi ro đầu tư, tuy nhiên mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất và khả năng sinh lời càng lớn.

 

>> Xem thêm: So sánh bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị

 

Nhìn chung, lãi suất không phải là mục đích chính để tham gia bảo hiểm nhân thọ, bởi bản chất của sản phẩm này là dự phòng tài chính trước những rủi ro. Vì thế, người tham gia cần hiểu rõ về sản phẩm để đưa ra quyết định chính xác nhất.

 

Hiện nay, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam và Chubb Việt Nam đang là đối tác chiến lược, hợp tác phân phối 2 sản phẩm Bảo hiểm Liên kết chung là Kế hoạch Tài chính Tương laiKế hoạch Tài chính Linh hoạt. Hai loại bảo hiểm này được thiết kế với nhiều quyền lợi bảo vệ, tích lũy, đầu tư phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Qua đó, khách hàng không chỉ chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, mà còn bảo vệ tài chính và sức khỏe những người thân trong gia đình trước các rủi ro trong cuộc sống.

 

>> Khám phá sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ của Ngân hàng Hong Leong Việt Nam ngay TẠI ĐÂY!

NH Hong Leong cùng Chubb Việt Nam mang đến giải pháp tài chính toàn diện

Ngân hàng Hong Leong cùng Chubb Việt Nam mang đến giải pháp tài chính toàn diện, giúp khách hàng làm chủ tài chính - làm chủ cuộc sống.

Trên đây là các thông tin về lãi suất bảo hiểm nhân thọ và công thức tính lãi. Trước khi chọn bảo hiểm nhân thọ, khách hàng lưu ý rằng yếu tố cốt lõi của bảo hiểm là bảo vệ tài chính trước rủi ro, còn lãi suất đầu tư chỉ là phần phụ. Vì thế, khách hàng cần hiểu đúng về tính chất lãi suất của bảo hiểm nhân thọ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhé.

 

Các bài viết liên quan

Bảo hiểm tích lũy là gì? Có nên mua bảo hiểm nhân thọ tích lũy?

 

 

9 kinh nghiệm tham gia bảo hiểm nhân thọ

 

 

7 sự thật về bảo hiểm nhân thọ có thể bạn chưa biết